COLOR HARMONIES
HÒA SẮC
Over time, certain color combinations have been established as especially agreeable to viewers.
Theo thời gian, người ta lập nên một số cách kết hợp màu đặc biệt, nhất là những cách phối màu làm người xem thấy dễ chịu.
These combinations consist of two or more colors that have a fixed relationship on the color wheel and are pleasing when viewed together (creating “color harmony”).
Những cách kết hợp này phối từ hai màu trở lên, những màu có quan hệ cố định trên vòng tuần hoàn sắc, và khi chúng xuất hiện cùng nhau, ta sẽ cảm thấy dễ chịu (tạo ra "hòa sắc").
This includes tints, tones, and shades of the colors within a scheme; simply be aware of the balance of warm to cool hues, as well as saturated to neutral colors.
Có thể kết hợp tints, tones và shades của các màu trong một scheme; chỉ cần biết cân bằng các màu từ nóng đến lạnh, cũng như từ tươi đến xỉn.
In this section, explore the most commonly used color schemes through a selection of paintings by artist Patti Mollica.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cách phối màu thông dụng nhất trong bộ sưu tập tranh của họa sĩ Patti Mollica.
MONOCHROMATIC SCHEME
PHỐI MÀU ĐƠN SẮC
The monochromatic color scheme uses a single color throughout, along with variations of the color’s shades, tints, and tones. While it’s not known to be the most exciting color scheme, a monochromatic palette is elegant, easy on the eyes, and soothing. This is the easiest color scheme to create; all you need is your color of choice, black, and white paints.
Cách phối màu đơn sắc chỉ sử dụng có mỗi một màu, nhưng phối hợp các dạng shade, tint, và tone (màu đậm, lợt, xỉn) của màu này. Tuy không được coi là cách phối màu hấp dẫn nhất, nhưng bảng màu đơn sắc lại sang trọng, dịu mắt, và dễ chịu. Đây là cách phối màu dễ làm nhất; chỉ cần màu đã chọn, cùng màu đen, và màu trắng là xong.
Analogous Scheme
Phối màu liền kề
The analogous scheme is made of colors that sit adjacent to one another on the color wheel.
Phối màu liền kề là cách kết hợp các màu nằm kế nhau trong vòng tuần sắc.
Most often, one color serves as the dominant color, with others used to accent and enhance the overall scheme. Although the lack of contrasting colors yields a simplistic look, this scheme—like the monochromatic— has a simple elegance that is pleasing to the eye.
Thường thì có một màu làm màu nổi, còn các màu khác chỉ để nhấn nhá và làm màu tổng thể đẹp hơn. Mặc dù thiếu màu tương phản khiến có vẻ quá đơn giản, nhưng cách phối màu này, cũng giống cách phối màu đơn sắc, có nét hết sức thanh lịch, dễ chịu mắt nhìn.
Triadic Scheme
Phối ba màu
The triadic color scheme uses three colors equally spaced around the color wheel (for example, red-orange, blue-violet, and yellow-green). Many artists enjoy using this scheme because, unlike the previous two, there is ample color contrast and a natural color balance. One color serves as the dominant color, while the other two act as subordinate hues.
Cách phối ba màu này dùng ba màu nằm cách đều nhau trong vòng tuần sắc (ví dụ như, red-orange, blue-violet, and yellow-green ). Nhiều họa sĩ thích cách phối màu này vì, khác với cách phối hai màu nói trên, có đủ tương phản màu và cân đối màu tự nhiên. Một màu làm màu trội, còn hai màu kia làm màu phụ.
Complementary Scheme
Cách phối màu bổ túc/tương phản
The complementary scheme offers the most visual contrast because it is made up of two colors that sit opposite each other on the color wheel. It is most successfully used when one color acts as the dominant color with the other in a supporting role. The two colors should not be of the same saturation intensity and must be visually balanced. For example, in the painting at left, the subdued purple takes up the most space of the painting but is balanced by the more saturated yellow of the flower.
Cách phối màu trái ngược/tương phản này mang lại độ tương phản màu sắc cao nhất, vì có hai màu đối nhau trên vòng tuần sắc. Đây là cách phối màu thành công nhất, khi sử dụng một màu làm màu trội, còn màu kia làm màu phụ. Hai màu không nên có độ rực rỡ như nhau, mà lại phải cân bằng về thị giác. Chẳng hạn như, trong bức tranh phía dưới, màu vàng chiếm nhiều không gian của tranh nhất nhưng vẫn cân bằng vì màu tím tươi tắn rực rỡ của cô gái.
Split Complementary Scheme
Cách phối màu bổ túc một phần
The split complementary scheme uses a color and the two colors adjacent to its complement (for example, red, yellow-green, and blue-green). This scheme still features good color contrast, but it conveys less tension than the complementary scheme.
Cách phối màu bổ túc một phần sử dụng một màu và hai màu nằm kế màu bổ túc/tương phản của nó (ví dụ như, red, yellow-green, và blue-green ). Cách phối này vẫn có tương phản màu tốt, nhưng ít căng thẳng hơn cách phối màu bổ túc/tương phản.
One warm concentrated color and a number of cold colors are usually used.
Người ta thường dùng một màu ấm thu hút mắt nhìn và một số màu lạnh.
Analogous Complementary Scheme
Cách phối màu tương phản liền kề
This scheme combines the analogous and complementary schemes, incorporating three side-by-side hues plus the complement of the center color (for example, red, blue-green, green, and yellow-green).
Cách phối màu này kết hợp cách phối màu tương phản với cách phối màu liền kề , phối 3 màu nằm kề nhau với màu tương phản của màu nằm giữa (ví dụ: red, blue-green, green, và yellow-green.
Tetradic (Double Complementary) Color Scheme; Tetrad Scheme
Cách phối bốn màu
Cách phối hai cặp màu tương phản
The tetrad color scheme uses two hues that are separated by one color on the wheel, plus the complement of each hue (for example, red, green, orange, and blue). Because this scheme can overwhelm with visual tension, it’s a good idea to choose one dominant color and accent with the rest.
Cách phối bốn màu sử dụng hai màu cách nhau một màu trên vòng tuần sắc, với các màu tương phản/bổ túc của nó (ví dụ như, red, green, orange, và blue). Vì cách phối màu này có thể làm người xem nhức mắt, cho nên nên chọn một màu trội thôi rồi dùng các màu còn lại nhấn nhá thêm.
Saturated Scheme
Cách phối toàn màu rực rỡ
The saturated scheme uses the brightest colors possible, with very few neutrals or grays. While yielding a very lively painting, the scheme makes creating a focal point (or area of interest) a challenge, as all the colors compete for attention.
Cách phối màu rực rỡ dùng các màu tươi rực rỡ nhất có thể, có rất ít màu chìm (không tươi, xỉn, trung tính) hoặc màu xám. Tuy ra được tranh hết sức sinh động, nhưng khó mà tạo ra một tâm điểm cho mọi người nhìn đến, vì nhìn vô màu nào cũng nổi cả.
Neutral Scheme
Cách phối toàn màu chìm (trung tính)
As the opposite of the saturated scheme, the neutral scheme uses colors that have been grayed down. This diffused palette is perfect for foggy landscapes, white-onwhite subjects, and scenes with a soft, mellow mood.
Ngược lại cách phối toàn màu rực rỡ, cách phối màu chìm sử dụng các màu đã bị làm xỉn đi. Bảng màu này dành để vẽ cảnh sương mù, đồ màu trắng, và tâm trạng dễ chịu, thư giãn thì hết sẩy.
Saturated & Neutral Scheme
Cách phối chung màu nổi với màu chìm
A scheme of this nature pairs highly saturated colors with various shades of gray. Because much of what we see in life is actually some form of gray, this scheme is often the most accurate way to depict color.
Là phối các cặp màu hết sức rực rỡ với màu xám đủ sắc thái. Vì phần lớn những gì ta thấy trong đời, thực ra là một số hình thức của màu xám, cho nên đây thường là cách mô tả màu chính xác nhất.
http://www.coviet.vn/diendan/showthread.php?t=63941
Kinh nghiệm bố trí hòa hợp cặp màu tương phản:
- Không bao giờ được đặt, phối hai màu tương phản có cường độ bằng nhau. Phải có một tươi một tái.
- Không bao giờ được đặt, phối hai màu tương phản có độ đậm hay nhạt (quang độ) bằng nhau. Phải có một bên đậm, bên nhạt.
- Không bao giờ được đặt, phối hai màu tương phản có diện tích bằng nhau. Phải có một bên lớn, một bên nhỏ.
Do đó, về nguyên tắc phối màu thì:
- Đỏ đậm đi với Lục tươi
- Đỏ tươi đi với Lục đậm
- Vàng tươi đi với Tím đậm
- Tím tươi đi với Vàng đậm
- Lam tươi đi với Cam đậm
- Lam đạm đi với Cam tươi (nhạt)
Ghi chú: Trong phối hợp màu sắc, có khi chúng ta chỉ thực hành phối hợp những sắc độ, đậm (do pha với màu Đen - shade), nhạt (do pha với màu Trắng, tint), tái (do cùng một lúc pha vừa với màu Đen và màu Trắng; nghĩa là pha với màu Xám, tone).
Sự tương quan giữa các màu sắc
(Copy từ nguồn: https://mythuatms.com/hoc-ve-su-tuong-quan-gi-a-cac-mau-sac-d2276.html)
+ Tương phản về diện tích lớn nhỏ
+ Tương phản về tính chất nóng lạnh
+ Tương phản về sắc độ đậm, nhạt
+ Tương phản về cường độ tươi tái
+ Tương phản về rõ, nhòe
+ Tương phản về chất liệu: nhám mịn, sần láng, trong đục, cứng mềm, nặng nhẹ.
Bài tập:
- Đặt hình vuông màu Vàng Chanh có diện tích 8 cm x 8 cm trên nền hình vuông màu Vàng Đất có diện tích 12 cm x 12 cm thì nó sẽ không nổi mạnh khi đặt nó trên nền cũng Vàng Đất nhưng diện tích lớn hơn gấp nhiều lần như 25 cm x 25 cm, 30 cm x 30 cm…
- Hình vuông màu Xanh Lá Cây nổi bật hơn khi đặt nó trên hình vuông cũng Xanh Lá Cây thật đậm và nó sẽ bị lẫn, chìm vào nền màu Xanh Lá Cây hơi đậm chỉ hơn nó một tí.
- Đặt màu Xanh Lục tươi trên nền Đỏ bầm hay Lam đậm thì nó sẽ tươi sáng hơn khi đặt nó lên trên nền Đỏ tươi hoặc Cam tươi. Vì ở trường hợp thứ nhất có sự tương phản mạnh về cường độ, còn tình huống thứ hai thì tương phản quá ít.
- Đặt màu Xanh Lam tươi trên màu Cam Đỏ hay Cam đậm (do pha với Đen)…
- Đặt màu Vàng Chanh trên nền màu Vàng đất hay màu Xám thì nó sẽ tươi sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Trắng.
- Đặt màu Xanh Đọt Chuối sẽ sáng hơn khi đặt trên nền Đỏ Đậm và nó sẽ đậm hơn khi dặt trên nền màu Hồng Nhạt.
- Đặt màu Cam tươi trên nền màu Lam đậm thì màu Cam sẽ tươi và sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Vàng Chanh.
- Đặt màu Xám tro trên nền màu Đen thì nó sẽ sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Trắng.
- Đặt màu Vàng Chanh lên nền màu Xanh Lục thì nó có vẻ ửng xanh. Còn đặt nó trên nền Đỏ tươi thì nó có vẻ ửng Đỏ.
- Đặt màu Xám Tro Nhạt lên nền màu Xanh Lục thì nó có vẻ ửng xanh. Còn đặt nó trên nền Đỏ tươi thì nó có vẻ ửng Đỏ.
- Nhìn lâu vào màu Vàng Chanh đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Tím Nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Tím tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Vàng chanh nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Xanh Lục tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Hồng nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
Sự tương quan về màu sắc (Relationship of color)
Màu xanh dương thay đổi trên nền tím và vàng nghệMàu xanh lá thay đổi trên nền vàng chanh và đỏMàu vàng chanh thay đổi trên nền vàng đất và tím
Nghiên cứu ảo giác về màu của họa sĩ Vasarely
Sự tương quan giữa màu chủ đạo và chủ sắc
Relationship between dominant colors and dominant tonality
Về mặt thị ảo giác thì hình vuông trắng trên nền đen có vẻ lớn hơn hình vuông đen trên nền trắng, mặc dù trên thực tế chúng bằng nhau. Ứng dụng hiện tượng này trong bố cục sắc độ sáng thì dễ thu hút thị giác và có bố cục chặt chẽ hơn bức tranh có chủ sắc sáng mà màu nhấn có sắc đậm.
Chuyển màu chủ đạo nóng hay lạnh của bức tranh sang chủ sắc đậm hay nhạt để so sánh sự tương quan giữa chúng với nhau là điều cần thiết để nghiên cứu hệ thống đậm nhạt trong tác phẩm
- Nhìn lâu vào màu Đỏ tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Xanh lục nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Cam tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Lam nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Nhìn lâu vào màu Lam tươi đặt trên nền Trắng và nhìn lâu thì xung quanh nó dường như ửng lên đường viền màu Cam nhạt (vốn gốc là màu tương phản với nó).
- Đặt màu Đỏ hồng trên nền màu Đỏ đậm thì nó sáng hơn khi đặt nó trên nền màu Vàng chanh hay Trắng.
- Đặt một hình vuông màu Vàng hơi sáng có chất liệu mịn (do pha một ít trắng) trên nền lớn cũng có màu Vàng nhưng là màu Vàng nguyên chất nhưng đồng chất liệu mịn thì nó có vẻ hòa lẫn vào nền. Ngược lại, nếu đặt nó lên nền cũng màu Vàng như vậy nhưng có chất liệu thô, sần thì nó tách biệt với nền hơn. Đây là trường hợp tương phản về đồng màu mà khác chất.
BA CHIỀU CỦA MÀU SẮC
Sự chuyển và chồng màu
Trục thẳng đứng: Trắng - Đen.
- Toàn thân trục này chia ra làm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một độ của màu Xám do sự pha trộn giữa màu Trắng với Đen ở hai cực Nam Bắc. Đây là trục màu Trung tính. (Trắng pha với Đen cho ra màu Xám = màu Trung tính).
- Như vậy, càng gần cực màu Trắng thì màu Xám sẽ nhạt dần càng xuống cực màu Đen thì màu Xám sẽ đậm dần.
Khối cầu này được tách ra làm hai bán cầu. Giữa hai bán cầu là một đĩa hình tròn. Giữa đĩa là lõi, cũng là trục màu. Trung tính xuyên từ trên xuống.
Trên bề mặt đĩa chia ra nhiều múi từ cạnh ngoài chạy vào trung tâm. Số lượng múi này tương ứng với số lượng màu vốn có trên Vòng thuần sắc.
Như vậy, hình vành khăn ngoài cùng chính là Vòng thuần sắc tương ứng với khu vực Vòng Xích Đạo của quả cầu.
Trên hình vành khăn này bố trí dãy màu nguyên sắc chạy vòng tròn quanh đĩa như số lượng trên vòng thuần sắc.
Kế đó, từ tâm của đĩa ta dùng compa, quay tròn, chia bán kính của đĩa ra nhiều đoạn đều nhau, thành nhiều hình vành khăn liên tiếp nhau từ ngoài vào trung tâm. Nghĩa là mỗi múi được chia thành nhiều đoạn thành các hình vành khăn chạy quanh.
Cho nên trên mặt đĩa được tạo thành nhiều ô nối tiếp từ dãy màu nguyên sắc chạy vào bên trong trục màu trung tính.
Từ cách chia này, kể từ hình vành khăn thứ hai, tính từ ngoài vào các ô màu đều bị pha với màu Xám của trục trung tính theo phân lượng từ ít đến nhiều.
Như vậy, toàn bộ các ô màu chạy từ ngoài vào trong có chiều hướng bị tái dần do pha với màu Xám.
Hình tượng mỗi múi màu bị chuyển từ tươi đến tái (theo hướng ngoài vào trong) gợi cho chúng ta có một thuật ngữ mới. Đó là “chiều trung tính”. Đó là sự biến hóa của màu trên phạm vi diện tích của đĩa màu hình tròn.
Tiếp theo là sự phân bố, cách chuyển màu, sắc giữa bản thân mỗi màu và sự biến đổi giữa các màu trên lớp vỏ của khối cầu.
Chúng ta lại chia toàn khối cầu, thành những múi giống như múi giờ trên quả địa cầu. Số lượng múi ấy tương ứng với số ô màu trên Vòng Thuần Sắc.
Như thế chúng ta có những múi chạy suốt từ địa cực trên (tương ứng đỉnh Bắc Cực = màu Trắng) xuống tới đỉnh của cực dưới, (tương đương Nam Cực = màu Đen).
Kế tiếp chúng ta lại chia khối cầu ra nhiều đoạn do vĩ tuyến tạo ra. Do sự giao nhau giữa cách chia các múi và hệ thống vĩ tuyến chúng ta có vô số các ô màu.
Tất cả các ô màu của bán cầu trên (tính từ dãy thứ nhất, phía trên dãy màu nguyên sắc của đường xích đạo tương ứng với hình vành khăn ngoài cùng của đĩa màu) đều được từ từ pha thêm với màu Trắng và nó trở nên sáng dần (đồng thời cũng giảm dần độ tươi thắm). Màu trắng chính là đỉnh của cột màu trung tính (tương ứng với Bắc cực). Như vậy, chúng ta có vô số màu bị pha sáng dần, bớt độ tươi dần, biến thành trắng khi chạy về đỉnh của bán cầu Bắc.
Cũng theo cách này, chúng ta có vô số các ô màu bị đậm dần hướng về cực Nam của quả cầu, do bị pha với màu đen của đỉnh dưới của cột màu trung tính.
Tóm lại, các ô càng ở trên gần đỉnh (Bắc bán cầu) thì bị pha với lượng màu Trắng tăng dần. Các ô càng hướng về đỉnh dưới (Nam bán cầu) thì đậm dần do bị pha với đen. Còn càng hướng về đường xích đạo thì lượng màu Trắng hay Đen càng giảm đi, cho tới ngay cạnh đĩa (tương ứng với đường xích đạo) thì màu trở về trạng thái tươi thắm nguyên thủy.
Khối cầu này thể hiện đầy đủ các chiều của màu sắc: Chiều màu nguyên sắc là chiều biến đổi của tất cả các màu nguyên sắc trên vùng xích đạo.
Chiều quang độ là chiều biến đổi về độ đậm nhạt của mỗi màu, các múi màu (theo sự chuyển động từ cực Bắc xuống tới cực Nam và ngược lại).
Chiều cường độ thể hiện sự biến đổi về độ tươi của mỗi màu, các múi màu hình vành khăn (tức là vùng xích đạo) hướng vào lõi của đĩa màu. Càng vào trong thì màu bị giảm cường độ (tái dần vì cộng với màu Xám).
Do vậy, khi nói một màu nguyên sắc nào đó bị bão hòa (Saturation) với màu xám, có nghĩa là nó bị màu xám lấn át và triệt tiêu độ tươi để trở thành xám.
Thí dụ màu Cam bị pha với màu xám và lượng màu cam tăng dần tăng dần đến độ màu xám bị biến mất và trở thành màu cam. Như vậy có hai cách nói: Thứ nhất là màu xám bị bão hòa với màu cam.
Cách nói thứ hai là màu cam “bị ho màu”. Trạng thái số lượng màu cam tăng dần, tăng dần có nghĩa là càng lúc “độ no màu” (Saturation) của màu cam càng tăng. Nghĩa là càng lúc màu cam càng trở nên tươi thắm hơn.
Như vậy thuật ngữ “saturation” có nghĩa là độ bão hòa và độ no màu.
Vì một màu nào đó ở trạng thái no màu hay bão hòa là nó cũng đang ở trạng thái tươi thắm của màu vì nó có mật độ màu nguyên chất nhiều, cũng có nghĩa là cường độ (intensity) của nó mạnh hơn. Một khi mà cường độ mạnh thì đồng nghĩa với độ tươi thắm, độ rực (brightness) càng lớn.
Tóm lại ba thuật ngữ “intensity”, “brightness”, “saturation” có nghĩa tương tự nhau trong lĩnh vực màu sắc, chỉ khác về biện pháp thể hiện tình trạng nguyên chất để có cường độ, độ thắm tươi, độ rực rỡ tốt.
* Các chiều của màu sắc:
Xuất phát từ các đặc điểm của biểu đồ khối màu nói trên, các nhà nghiên cứu đã xác định và lý giải ba chiều của màu sắc như sau:
1. Chiều thứ nhất được gọi là chiều màu nguyên sắc (Hue):
- Thế nào là nguyên sắc: Màu nguyên sắc là màu vốn đang còn ở tình trạng nguyên chất, giữ nguyên độ tươi, thắm vốn có.
Vì trên thực tế, chúng ta nói “Màu” (Color) thì nó mang nghĩa rất chung chung, không biết nó còn ở tình trạng nguyên chất hay không.
Thử nghĩ, nếu chúng ta có màu Vàng nguyên chất pha vào nó một giọt cực nhỏ màu Trắng hay mười giọt, thậm chí pha vào đó một tí màu Đen thì chúng ta vẫn gọi đó là Màu Vàng. Nhưng đã nói đến “Hue” thì chắc chắn nó ở dạng màu nguyên chất tuyệt đối. Thí dụ khi nói Màu Vàng và ghi là “Yellow hue” hay “Yellow pure” thì người nghe biết rõ là màu Vàng ấy là ở trạng thái rất tươi, còn gọi là “Yellow Color” thì không ai hiểu rõ về cường độ hay quang độ của nó.
“Màu tươi”, “màu nguyên chất” (Hue) là tên gọi những vị trí của màu trên quang phổ. Vì theo tên gọi của quang học, thì những sóng ánh sáng khác nhau tạo ra những sắc màu khác nhau. Do đó, nếu nói theo quang học, thì những màu trên vòng thuần sắc còn gọi là những sắc tươi thắm.
Trên sơ đồ khối cầu thì chiều màu nguyên sắc chạy vòng quanh theo hướng vĩ tuyến, song song với đường xích đạo và tiếp giáp nhau thành vòng tròn.
- Như vậy chiều màu tươi (Hue) có nghĩa là chiều của những màu ở trạng thái nguyên chất mà mắt chúng ta sẽ thấy rõ là các sắc màu có sự liên kết vô cùng chặt chẽ, liên tục, không gián đoạn.
Ngoài ba màu chính thì tất cả các màu dường như đều mang tính chất trung gian, tạo sự liên kết giữa ba màu chính và ba màu phụ. Khi nói tới “Màu tươi nguyên sắc” (Hue) là nói tới hệ thống màu chuyển tiếp liên tục nối kết ba màu chính thông qua hệ thống màu bậc hai, màu bổ túc, màu bậc ba, bậc bốn…
Tóm lại, thuật ngữ “Hue” là một tên gọi về màu, đồng nghĩa với thuật ngữ “Color” nhưng thuật ngữ “Hue” được trình bày trong phạm vi Vòng thuần sắc (Chromatique Circle hay Colors Wheel) là để chỉ các màu còn độ tươi nguyên thủy.
Như vậy, chiều màu nguyên sắc là chiều thứ nhất diễn tả sự biến hóa mạch lạc của các màu nguyên sắc, màu tươi, nằm trên hình vành khăn ở đĩa màu. Nó là khả năng biến màu theo chiều vòng tròn trên đường xích đạo. Đó chính là chiều biến đổi của màu ở trạng thái nguyên sắc. Trên khối màu, nó là chiều xoay tròn trên mặt đĩa phẳng.
2. Chiều cường độ (Intensity):
Cường độ là gì? Cường độ, độ rực, độ chói (Intensity hay Brightness) là mức độ tươi thắm của một màu khi nó đang ở trạng thái nguyên chất hay nó đã bị pha với một màu nào đó làm cho nó từ trạng thái thắm tươi đi đến tình trạng bị giảm độ tươi thắm đi. Chúng ta biết rằng bản thân mỗi màu nguyên chất có cường độ mạnh yếu khác nhau.
Nếu một màu mà bị giảm độ tươi có nghĩa là cường độ của bản thân nó cũng bị yếu đi. Thí dụ tự bản thân màu Vàng nguyên chất vốn có cường độ, độ tươi thắm, yếu hơn màu Cam tươi; màu Xanh đọt chuối có cường độ mạnh hơn màu Xanh lá cây.
Nói cách khác, cường độ còn có nghĩa là độ đập mắt của một màu. Cường độ được định bởi màu nào đó có độ tươi chói hay độ rực trội nhất. Thí dụ: màu Cam tươi pha với một tí màu Xám thì màu Cam chỉ bị giảm chút ít nhưng vẫn còn tươi.
Như vậy, có nghĩa là lượng màu Cam vẫn trội. Nếu pha thêm (cộng thêm) một lượng màu Xám nhiều hơn thì đồng thời có nghĩa là làm giảm bớt (trừ ra) lượng màu Cam và màu Cam sẽ kém tươi đi nhiều.
Nó còn có nghĩa là mức độ thuần túy, mạnh hay yếu, hay độ bão hòa của một màu. Người ta gọi độ bão hòa (saturation) là độ no màu, là sự biến đổi từ màu này sang màu khác… khi màu này bị pha với màu kia mà màu kia có số lượng màu cực kỳ lớn làm cho màu bị nó pha vào biến chất, mất đi tính chất.
Khi ấy, ta gọi là màu thứ nhất bị bão hòa với màu thứ hai.
Thí dụ chúng ta lấy Màu Vàng pha với Màu Đen và tăng lượng Màu Đen lớn dần đến độ triệt tiêu Màu Vàng, làm Màu Vàng biến mất.
Quá trình tăng dần mật độ (dung lượng) của Màu Đen chúng ta gọi Màu Đen bị no dần và độ no ấy phát triển lớn đến nỗi làm cho Màu Vàng bị biến mất.
Quá trình tăng dần mật độ (dung lượng) của màu Đen chúng ta gọ màu Đen bị no dần và độ no ấy phát triển lớn đến nỗi làm cho màu Vàng bị biến mất. Khi ấy màu Đen có độ no màu tuyệt đối và màu Vàng bị bão hòa trong màu Đen.
Trên đĩa màu, chiều cường độ dùng để diễn tả sự mất dần độ thắm tươi, độ rực của một màu nguyên sắc (hue) khi pha màu ấy với số lượng màu Xám tăng dần, tăng dần mãi.
Chiều cường độ còn thay đổi ở dạng khác nữa. Đó là chiều màu đi từ trạng thái tươi đến sáng hoặc từ tươi đến đậm khi pha màu nguyên sắc nào đó với lượng màu Trắng hay Đen tăng dần.
Trên khối cầu màu, chiều cường độ chuyển từ trạng thái tươi thắm đi đến sự giảm dần… chủ yếu theo chiều hướng đi từ cạnh ngồi của mỗi múi trên đĩa màu chuyển vào phía trong lõi. Tức là các ô màu nguyên sắc trên hình vành khăn (tương ứng với đường xích đạo) hướng dần vào bên trong và tiếp xúc với tâm của đĩa vốn là cột màu trung tính.
Thuật ngữ cường độ này nói tới sự tinh khiết (Purity) và độ mạnh (Strength) của một màu. Trạng thái này đồng nghĩa với trạng thái tươi thắm, độ rực của màu (Brightness).
Trong thực tế ứng dụng thì cường độ tươi của một màu là mức độ kích thích của nó đối với thị giác. Một màu có cường độ mạnh, khi nó giữ độ thắm tươi, chưa bị pha với màu Đen màu Trắng, hay bị pha với màu tương phản với chính nó hoặc màu đậm hơn nó.
Khi nói đến thuật ngữ cường độ, đôi khi người ta còn nói đến trạng thái bão hòa của màu (saturation).
Thuật ngữ “bão hòa” dùng để nói tới trạng thái khi ta pha màu người ta còn nói đến trạng thái bão hòa của màu. Khi ấy màu kia bị bão hòa với màu có số lượng lớn. Nó còn biến chất, với tinh thần, không còn là nó nữa.
Thí dụ: màu Cam thật tươi là màu có cường độ mạnh. Ta pha nó với lượng màu Xám tăng dần. Thế là màu Cam bớt tươi dần, xỉn đi, tái xám dần cho đến khi khối lượng màu Xám gia tăng gấp nhiều lần thì màu Cam sẽ biến thành màu Xám có ửng sắc nóng và nó trở thành màu Xám. Khi đó chúng ta nói màu Cam bị bão hòa với màu Xám, nghĩa là nó không còn là nó mà trở thành màu Xám.
Tóm lại màu ở trạng thái bão hòa (còn được gọi là độ no của màu) là màu có cường độ mạnh, tự khẳng định tính chất của mình, nếu độ bão hòa kém thì tương đương với cường độ yếu.
3. Chiều quang độ (Value):
- Quang độ là gì?
Quang độ là độ sáng tối, đậm hay nhạt của một màu tạo thành một dãy một sắc, một dãy màu, một gam màu. Trong tất cả các màu, màu Trắng có quang độ sáng nhất, màu Đen có quang độ tối nhất. Giữa hai thái cực, cực Trắng và cực Đen có nhiều bậc quang độ khác nhau.
Màu Đỏ có thể ở tình trạng tối (thành màu Đỏ đậm) hay sáng (thành màu Hồng) hoặc ở bất cứ quang độ nào đó nằm giữa hai bậc đó (Đỏ Đậm và Hồng).
Nếu quan sát ba màu chính trên vòng thuần sắc: Vàng chanh, Đỏ và Lam, thì màu Vàng chanh có quang độ sáng hơn màu Đỏ và Lam. Đỏ và Lam có quang độ gần như ngang nhau.
- Quang độ gốc của một màu là gì?
Quang độ gốc của một màu là độ đậm hay nhạt của màu ấy ở trạng thái còn nguyên chất. Thí dục chúng ta lấy máy ảnh đen trắng chụp Vòng thuần sắc. Khi ấy, nhìn trên khu vực dãy màu nguyên sắc, nguyên chất thì chúng ta thấy màu Vàng có quang độ sáng nhất; kế đó độ sáng bị bớt dần ở màu Vàng Nghệ, Xanh Đọt chuối, màu Cam, màu Đỏ rồi cuối là màu Tím.
Nếu so sánh thì ta thấy quang độ của hai màu Đỏ và Xanh Lam dường như ngang nhau. Màu Tím là màu đậm nhất.
Trên sơ đồ khối màu thì từ một màu gốc (trên hình vành khăn của đĩa màu tương ứng với vùng xích đạo) là màu nguyên chất.
Nếu pha bất cứ màu nào của chúng với màu Trắng và tăng dần mật độ màu Trắng lên (về phía trên) hay pha màu nguyên chất nào đó với màu Đen và cũng tăng lượng màu đen dần dần (về phía dưới) thì chúng ta có vô số những sắc độ đậm nhạt của một màu.
- Chiều quang độ là gì?
Quan sát một múi màu theo chiều kinh tuyến đi từ bán cầu trên xuống bán cầu dưới, cho thấy chiều đậm nhạt của một màu hay nói một cách chính xác là sự thay đổi độ đậm nhạt của một màu khi ta pha nó với màu Đen hoặc màu Trắng.
Trên sơ đồ hình khối cầu thì chiều quang độ chính là chiều đậm nhạt của một màu trên khối màu, tính theo chiều của đường kinh tuyến.