Nguồn: New masters academy
https://www.nma.art/courses/modeling-the-portrait-in-clay-from-life/
Bài gồm nhiều phần.
Phần 1: Đo lường.
A. Làm khung armature, nhét giấy bạc vào giữa, trùm giấy bạc bên ngoài để đất sét không lọt vào. Đỡ tốn đất và tượng ko nặng.
B. Canh vị trí tai sao cho armature cân bằng. Hơi thấp hơn đường chia nửa mặt
C. Xác định 6 điểm
6 điểm tam giác
1. Đo khoảng cách giữa hai tai. Chọn vị trí tai như đánh dấu. Ghi xuống giấy. (tai 2 điểm)
Cách ghi như sau:
2. Đo từ tai đến mũi (điểm mũi)
3. Đo các khoảng cách từ tai đến lông mày (chỗ gồ cao nhất) (4), chân tóc (5), cằm (chỗ gồ cao nhất) (6)
-----------Bây giờ đo các khoảng cách sau:
1. cằm đến mũi
2. mũi đến lông mày
3. lông mày đến chân tóc
Sau đó ta đo
1. độ rộng của 1 con mắt
2. độ rộng mũi
3. độ rộng miệng
4. khoảng cách từ chóp mũi đến sau đầu (tóc)
5. Khoảnh cách từ đuôi mắt này đến đuôi mắt kia
D. Chuyển số đo thực thành số đo của tượng sắp nặn bằng proportional dividers
Để ý tương quan giữa các số đo, có những số đo bằng nhau. Tìm cách ghi xuống khoa học để dễ nhận xét.
E. Áp dụng các số đo lên đất sét
Dùng đinh có tên là finish nail, đầu có lõm như hình sau, để khi đo, compa ko bị trượt đi, mà móc vô chỗ lõm. Xưa mn thường dùng que diêm để đánh dấu, hoặc bất kỳ vật gì nhỏ, thẳng.
1. Dùng calipers lấy số đo giữa hai tai. Đây là số đo lớn nhất trong các số đo đã thực hiện. Xem cục đất sét còn thiếu bao nhiêu.
Lấy đinh ghim vô giữa cục đất sét, vị trí tai đã định.
2. Gạch một đường, để xác định tai bên kia, chọn giữa cục đất sét để xác định tai, rồi ghim đinh vào.
Dùng caliper để kiểm tra độ rộng hai tai lần nữa, rồi điều chỉnh độ sâu ghim đinh cho đúng.
Dùng đất sét cố định ghim để khỏi bị lỏng
3. Ghim mũi.
Để ý, nếu mẫu ngước mặt, mũi sẽ nằm trên tai, nếu mẫu cúi mặt, mũi sẽ thấp hơn tai. Chỉnh armature cho phù hợp với tư thế mẫu.
Kiểm tra khoảng cách từ tai trái đến mũi và tai phải đến mũi bằng caliper, sao cho đều nhau. Ta có thể kéo đinh về phía quá xa, và kéo đinh ra vô cho phù hợp. Nếu kéo đinh xa quá ko được, ta có thể đặt một viên đất chỗ mũi để kéo dài khoảng cách thêm cho vừa đinh.
Một khi đã định các điểm này, không bao giờ được dời chỗ chúng nữa.
Bây giờ ta đã có 3 điểm, nhưng chưa phải là 3 điểm tam giác, mới tạo một mặt phẳng, chưa có chiều cao (từ mũi đến cằm hoặc từ mũi đến lông mày)
4. Tìm điểm cằm (từ mũi đến cằm)
Sẽ khó hơn xác định điểm mũi, vì bây giờ ta phải chỉnh tới 4 điểm (2 tai, mũi, cằm)
a. Từ số đo mũi đến cằm, ta chỉ mới biết khoảng cách, chứ chưa biết độ sâu.
Ta tạm cắm đinh vào vị trí cằm ước tính trên đất sét, biết đây chưa phải số đo chính xác chiều cao của đinh (cằm).
b. từ số đo tai đến cằm, ta biết đinh cằm dư hay thiếu so với khoảng cách này. Sau khi chính xác được 1 bên, ta lại phải đo xem khoảng cách từ cằm đến mũi có đúng không. Để kiểm tra đầu đinh cao hay thấp.
c. Sau khi kiểm tra khoảng cách từ mũi đến cằm, ta lại phải kiểm tra khoảng cách từ cằm đến tai kia. Xem điểm cằm có nằm giữa mặt không. Nếu khoảng cách cằm đến tai kia đã đúng, mà khoảng cách đến tai này lại xa, thì ta vừa chỉnh đinh về giữa, đồng thời kéo đinh ra xa hơn hoặc đẩy vô thêm. Nhớ lấy đất sét cố định đinh cằm, rồi kiểm tra lại khoảng cách đến hai tai và mũi
Bây giờ ta đã có các điểm 2 tai, mũi, cằm theo phép đo tam giác. Nghĩa là chính xác cả về chiều rộng, dài và sâu.
d. Bây giờ ta xác định điểm lông mày, bằng hai số đo:
- tai đến lông mày
- mũi đến lông mày
Với số đo mũi - lông mày, ta xác định tạm điểm lông mày
Bây giờ xác định độ sâu bằng số đo tai đến lông mày
Nên có hai caliper để khỏi chỉnh khoảng cách caliper nhiều lần khi canh 2 khoảng cách từ mũi đến mày và từ tai đến mày. Và caliper nên có nút giữ cứng, không bị xộc xệch.
e. Tương tự, xác định điểm chân tóc bằng khoảng cách từ lông mày đến chân tóc, và tai đến chân tóc
Trước khi chỉnh vị trí, nhớ cố định chân đinh bằng đất sét trước
f. Cuối cùng, kiểm tra bằng khoảng cách từ mũi đến sau đầu. Khoảng cách này cho ta biết cần bao nhiêu đất sét cho sau đầu.
Ta thấy khoảng cách rất xa, nên ta sẽ đắp đất sét thêm cho sau đầu.
Giữ cho khoảng cách mặt vẫn hẹp. Nghĩa là tuy mặt nhìn nghiêng (profile) đủ độ rộng, nhưng mặt chính diện nhìn từ trước, hay sau, đều vẫn hẹp như cũ. Làm như thế, sẽ dễ chỉnh sửa mặt nhìn nghiêng hơn.
Cuối cùng, ta được kết quả như sau:
Chờ xem tiếp Phần 2 nhé.