Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

BÀI 4: Chất liệu chì than (sẽ bổ sung note về kỹ thuật vẽ than sau)

Dụng cụ:

1. Giấy sần có thể ăn than

2.  Bút chì than charcoal, hoặc than sống

3. Tẩy/gôm đất sét

4. Giấy mềm khô hoặc stump (để blend - thoa đều)

5.  Bảng

6.  Băng keo





Tập dùng than chì.  4 bước: 

1.  Xoa than khắp bảng, rồi dùng giấy mềm blend đều những chỗ muốn lên chi tiết, chỗ để nhòe thì ko cần blend kỹ.

2.  Canh tỉ lệ.  Lên các mảng sáng tối chính

3.  Blend các mảng trong bước hai để có mảng trung gian. Nhấn lại mảng tối, đi các mảng tối nhỏ  

4.  Blend vài mảng cần thiết trong bước ba. Dùng chì than đi kỹ lại chi tiết mong muốn. Dùng tay, khăn hoặc tẩy để xóa lấy sáng.

Note: Các chân mảng sẽ có đường sáng highlight








Sách về vẽ than cho người mới học
https://courses.shtyrmer.com/srisa/wp-content/uploads/2018/07/Lesson-6-Graphite-Charcoal.pdf




Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

BÀI 2: Head and face proportions. Các tỉ lệ chuẩn trên khuôn mặt - Vẽ chân dung bằng nét.

 Head and face proportions.  Các tỉ lệ chuẩn trên khuôn mặt - Vẽ chân dung bằng nét.  



Chính diện:

1. Vẽ hình chữ nhật gồm 4 hàng và 2 cột, ô vuông
Đánh dấu từ hàng trên cùng cho đến hàng số 4: chân tóc; chân mày, đường mũi; đường cằm
2. Đỉnh sọ: 1/3 bên trên chân tóc
3. Đường miệng:  ngang hai khóe môi:   1/3 từ mũi xuống cằm.
4. Vẽ vòng tròn có đường kính từ Đỉnh sọ đến đường miệng
5. Đường mắt: 1/2 đỉnh sọ đến cằm
6.  Chiều dài mắt:  Chia đường mắt (cắt vòng tròn) thành 5 phần bằng nhau.  
Chiều cao mắt: 2/3 chiều dài mắt
7. Độ rộng mũi: bằng 2 khóe mắt.
8. Gò má: bằng từ đường mắt đến chân mày.
9. Đỉnh trán: thấp hơn chân tóc đến đỉnh sọ
10. Môi dưới: Mũi đến cầm chia đôi.
11.  Quai hàm: ngang môi dưới.
12.  Nối đường từ gò má đến quai hàm, đến cằm.
13.  Gốc mũi: cao hơn mắt , khoảng 1/2 chân mày và mắt
14.  Khoảng cách mũi: chia 3.  Vẽ chóp mũi và đáy mũi.
15: Độ dầy thân mũi:  Kẻ từ gốc mũi xéo đến gần khóe mắt
16. Mép môi/khóe môi: Mắt chia 3, dóng xuống.    Rộng hơn hai cánh mũi một chút.
17.  Vẽ hcn môi dưới: 1/3 đường miệng.
18. Môi dưới: cằm giữa (lũm cằm) chia đôi, vẽ đường ngang nhỏ hơn hcn môi dưới.
19. Nối khóe môi, ta có diện môi dưới.
20. Nối cằm giữa. Nối hai góc cằm.
21. Thái dương: đỉnh trán kẻ xiên qua đuôi mắt.
22. Trán chia ba ở đường chân mày, góc đuôi mày thấp hơn đầu chân mày.
23.  Kẻ hình vuông trán
24. Từ gốc mũi vẽ lên chân mày, tạo độ gập chân mày
25. Vẽ khối trán
26.  Đuôi chân mày, kẻ đường chéo qua đường mắt, chéo vào đến gò má, nối vào giữa mắt
27. Từ gò má, nối đến khóe môi
28. Từ khóe môi, kẻ xuống góc cằm
29. Từ vị trí thấp hơn đỉnh trán, trên vòng tròn, kẻ đường chéo xuống, qua gò má, xuống quai hàm.
30. Tai: úp cong vào
31. Xuống dưới một chút, nối góc cằm và quai hàm để tạo độ dầy của cằm
32.  Chia ba cổ, nhỏ hơn đường cằm: vẽ đường trái khế
33.  Cổ:  Thường cổ nằm trong quai hàm một chút.  Qua cằm, rồi vát ra vai.
34. Rãnh cười: nối đường mũi với khóe môi.



Đầu nghiêng 1/2 (profile)

1. Vẽ hình chữ nhật gồm 4 hàng và 3 cột, ô vuông
(Đánh dấu từ hàng trên cùng cho đến hàng số 4: chân tóc; chân mày, đường mũi; đường cằm)
Ô số 1 chia 4, đánh số từ 1/4, 2/4, 3/4, 4/4
2. Đỉnh sọ: 1/3 bên trên chân tóc
3. Đỉnh trán: 1/3 chân mày đến chân tóc, thấp hơn chân tóc đến đỉnh sọ  
4. Đường miệng:  1/3 từ mũi xuống cằm.
5. Vẽ vòng tròn có đường kính từ Đỉnh sọ đến đường miệng
6. Đường mắt: 1/2 đỉnh sọ đến cằm
7. Môi dưới: Mũi đến cằm chia đôi.
8.  Quai hàm: ngang môi dưới.
9.  Nối chân mày đến đình sọ, ôm bo vô phần sọ
10. Chóp mũi:  Góc đỉnh chân mày, tạo góc cắt cao hơn đường giữa mặt xíu rồi nối ra ngoài cùng, là chóp mũi.
11. Chân mũi, khoảng 1/4 chiều cao mũi
12. Mép môi/khóe môi: Ở tỉ lệ 2/4, xích gần 3/4 xíu.
13: Môi trên:  chạm góc 1/4, nhưng môi dưới không chạm đường 1/4
14.  Mắt:  Trong khoảng 2/4 đến 3/4 
Mí dưới cao hơn gò má xíu
Mí trên??
15. Rãnh cười: nối cánh mũi, qua khóe môi.
16.  Môi dưới: vẽ đường qua môi dưới
17:  Quai hàm:  Từ đường số 2, kẻ chéo làm quai hàm
18. Tai: Vẽ giữa đường hai và ba
19: Cổ:  Từ quai hàm kẻ xuống.
20:  Từ góc cằm xiên xuống 4/4 một chút, vẽ xuống 1/3 là yết hầu. Nối xuống đường quai hàm
21:  Gáy: giữa môi dưới 
22:  Nối góc gò má xuống quai hàm

Nối đường từ gò má đến quai hàm, đến cằm.
Gốc mũi: cao hơn mắt , khoảng 1/2 chân mày và mắt
Gò má: bằng từ đường mắt đến chân mày.


















Hình tham khảo để làm bài tập







Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

CHUONG TRINH HOC SKETCH CUA THAY DINH - SANSI STUDIO. BÀI 1 : LINE - NÉT

CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA SÂN SI STUDIO

  • Bước đầu làm quen với những kiến thức cơ bản của Ký họa như Nét, Mảng, Phối cảnh... và các chất liệu (chì, than, màu nước, phấn…) để ứng dụng vào Ký họa ( Line; Cross-Hatching; Tone; perspective; composition; lighting; portrait; figure)
  • Kỹ năng vẽ trực họa cơ bản:
  • Trực họa chân dung
  • Ký họa bán thân người
  • Trực họa bán thân người
  • Cấu trúc toàn thân người
  • Vẽ trực họa toàn thân người
  • Kỹ năng ký họa mẫu ảnh đến thực tế
  • Kỹ năng ký họa mẫu trang phục
THÂY ĐỊNH NGUYỄN

DAY 1

Khái niệm và ý nghĩa về đường nét

Mọi tác phẩm mỹ thuật – thiết kế đều hình thành từ đường nét, vì vậy chúng có mặt khắp mọi nơi và giữ vai trò thiết yếu trong các sáng tác nghệ thuật thị giác (vision art).

Khái niệm về đường nét:

“Nét là một vệt có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng”. Nếu định nghĩa theo nghĩa động thì “Nét là đường tạo thành do sự dịch chuyển của 1 điểm“. Ở định nghĩa này nét trở nên có hướng.

Cũng có người phân biệt ĐƯỜNG và NÉT là 2 khái niệm khác nhau

* Đường: thuộc về lý trí, cố định

* Nét: thuộc về tình cảm, tuỳ hứng, linh động

1. Các thuộc tính của đường nét:

- Ngắn (short) – dài (long)

- Dầy (thick) – mảnh (thin)

- Đậm (bold) – nhạt (delicate)

- Thẳng (straight) – cong (curved)

- Gấp khúc (zigzag) – uốn lượn (wavy, curly)

- Liền lạc (smooth) – đứt khúc (broken, Dotted line)

- Nét đều (regular) – nét vuốt (changing)

- Có hướng – vô hướng

2. Tính chất biểu cảm của đường nét

Đường nét mạnh hay nhẹ; mềm hay gắt; nhạt hay đậm đều có thể hiện

- Cá tính người vẽ: Là nữ hay nam; trầm tính hay nóng nảy

- Cảm xúc hay trạng thái của người vẽ: vui, buồn, nóng giận..

Sự khác biệt của đường nét còn do công cụ tạo ra chúng: Nét chì – Nét mực – Nét cọ – Nét phấn

3. Yếu tố thị giác đường nét trong khung hình

Nét tạo ra cảm giác:

ĐỨNG: Vững vàng
NẰM: Bình Yên
CHÉO: Năng Động
TRÒN:Tập trung
ZÍCH ZẮC: Uyển Chuyển

Nét ngang (horizontal lines)

Đường nằm ngang cho cảm giác TĨNH: trạng thái cân bằng, bình yên. Ở trạng thái cân bằng tuyệt đối, 1 giọt nước cũng không lăn.

Thể hiện rõ nhất trong tranh phong cảnh là đường chân trời

duong net 10

trạng thái tĩnh tại, bình yên, thanh thản

Nét đứng (vertical lines)

Đường thẳng đứng cho cảm giác TRỤ hoặc VƯƠN: vững vàng, cứng cáp, có sức mạnh, tỉnh táo, .. như hình ảnh của 1 người lính đứng nghiêm.

duong net 11

Đường thẳng đứng tạo cảm giác vươn cao

Các đường thẳng đứng vuông góc với đường chân trời thể hiện sự mạnh mẽ, cứng cáp thường được gắn với niềm tin tôn giáo, nhân phẩm.. Các thánh đường Gothic khai thác rất nhiều hình ảnh này trong kiến trúc với hàng cột vươn cao.

Nét xiên (diagonal lines)

Đường chéo cho cảm giác ĐỘNG: chuyển động (movement) và áp lực (tension). Tư thế người đang di chuyển thường nghiêng về phía trước. Hòn đá lăn trên một bờ dốc nghiêng.

duong net 12

Cây nghiêng do gió tác động, và sẽ về lại trạng thái ban đầu ngay khi gió ngưng.

Đường tròn (curved lines)

Nét tròn cho cảm giác TẬP TRUNG: chúng luôn hút ánh mắt người xem về tâm

duong net 13

Mắt người nhìn luôn bị cuốn hút vào tâm

Đường díc zắc (zigzac lines)

Đường uốn lượn cho cảm giác UYỂN CHUYỂN: Là đường di chuyển của chất lỏng, kiểu chuyển động mềm mại, duyên dáng

duong net 14

San Bernardino

Kiểu đường này là chuỗi liên tiếp các đường chéo nên nó có tính linh động rất cao, tạo cảm giác phấn khích.

Ở khía cạnh tiêu cực, kiểu đường này cũng cho thấy sự bất ổn, lo lắng, thay đổi hướng liên tục.. thậm chí nó còn có ý nguy hiểm và đổ vỡ nữa.

(Nguồn: https://mythuatms.com)



























Blender - How to fix some errors (updating)

I. Mirror not working:  1. Shift S and select World of origin or Shift C 2. Select the object, right-click then select 3D cursor https://www...